Thành viên
Đăng nhập

Bé suy dinh dưỡng thấp còi phải làm sao?

18/11/2019, 16:56 PM - Lượt xem: 1332
Chia sẻ:
  • Share Zalo

Theo nghiên cứu của Tổng cục thống kê, tính sơ bộ đến năm 2017, tại Việt nam, trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi chiếm 24,2%. Và đến nay, Việt Nam là một trong 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi cao trên toàn thế giới. Tức là cứ khoảng 4 trẻ sẽ có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, đây là thực trạng đáng báo động đỏ.

Không chỉ tại các vùng nông thôn mà tại các đô thị lớn, hay các gia đình có điều kiện chăm sóc con cái vẫn có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Vậy bé suy dinh dưỡng thấp còi phải làm sao?

Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng như thế nào dối với sự phát triển của bé?

Tỷ lệ chiều cao và cân nặng tương ứng của số tuổi thấp hơn cân nặng và chiều cao chuẩn được gọi là suy dinh dưỡng. Nguyên nhân do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sai cách thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi.

be-suy-dinh-duong-thap-coi-phai-lam-sao
 
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thường biếng ăn, tiêu hóa kém, chậm cao, dễ mắc bệnh nhiễm trùng...

Sở dĩ nhiều phụ huynh thắc mắc bé suy dinh dưỡng thấp còi phải làm sao là vì bệnh gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như khi trưởng thành có chiều cao thấp, đặc biệt với bé gái thường gặp các vấn đề về sinh nở sau khi lớn, thậm chí có nguy cơ sinh con bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Những hệ lụy của tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ thường được chia thành nhiều giai đoạn, cụ thể: 

- Giai đoạn bào thai: bé có nguy cơ bị nhẹ cân, chiều dài thấp, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh con và sự phát triển của trẻ sau này. 

- Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi: thông thường chiều cao lúc trẻ 2 tuổi sẽ bằng ½ chiều cao khi trưởng thành, do đó đây là tiền đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này, nếu bị suy dinh dưỡng thấp còi mẹ cần có kế hoạch chăm sóc cẩn thận. 

- Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì: đây là thời gian bé gái trước khi bước vào tuổi hành kinh và bé trai đang trong giai đoạn phát triển chiều cao mạnh nhất. Nếu bé bị suy dinh dưỡng thấp còi thì sẽ ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành của trẻ.

suy-dinh-duong-thap-coi-anh-huong-den-chieu-cao-cua-tre
 
Suy dinh dưỡng thấp còi gây ảnh hưởng lớn tới chiều cao của trẻ

Vậy bé bị suy dinh dưỡng thấp còi phải làm sao?

Tốc độ tăng trưởng của trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu giảm dần, đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm rất dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Do đó, mẹ nên theo dõi thường xuyên chiều cao và cân nặng của bé mỗi tháng và ghi chép cẩn thận. 

Nếu các chỉ số này có dấu hiệu tăng chậm hoặc chững lại thì nhanh chóng đưa bé đến trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám đánh giá cụ thể và thiết lập chế độ dinh dưỡng thêm cho con. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.

1. Khuyến khích trẻ vận động

Vận động nhiều sẽ giúp bé năng động, nhanh nhẹn và lanh lợi hơn. Do đó, mẹ nên tạo cơ hội cho bé tập thể dục ngoài trời từ 30 – 60 phút mỗi ngày để tiêu hao năng lượng, khiến bé mau đói và kích thích sự thèm ăn tự nhiên của bé.

khuyen-khich-tre-van-dong
 
Hoạt động trí não hay thể chất mỗi ngày đều giúp con phát triển khoẻ mạnh, tích cực

Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi có khả năng bị tự kỉ và tăng động hơn trẻ bình thường. Do đó, nếu có thể, cha mẹ nên giành thời gian chơi cùng con.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ trong từng giai đoạn

* Giai đoạn bào thai

Khi mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, cụ thể:

- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên uống sắt, acid folic.

- Uống thêm viên canxi hoặc ăn nhiều ngũ cốc, tôm, cua và các chế phẩm từ sữa để cung cấp canxi cho thai nhi .

- Bổ sung protein trong bữa ăn hàng ngày để đáp ứng đây đủ năng lượng.

- Ăn nhiều ngũ cốc, tôm, cua, các chế phẩm từ sữa,… để bổ sung.

- Dùng muối I ốt để chế biến thức ăn.

- Cho bé bú mẹ trong 1 giờ đầu tiên sau sinh và 6 tháng đầu.

- Nên cho bé bú trong 24 tháng hoặc lâu hơn nếu có thể.

- Mẹ cần ăn uống đầy đủ, uống các loại vitamin, sắt, canxi,… trong thời gian cho con bú.

* Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi

Trong giai đoạn này nếu bé bị suy dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, từ tháng thứ 6 trở đi mẹ cần cho cho con ăn dặm, số bữa ăn được tính theo tháng tuổi như sau:

- Trẻ từ 5 - 6 tháng tuổi ăn 1 bữa bột loãng/ngày. 

- Trẻ từ 7 - 9 tháng tuổi ăn từ 2 - 3 bữa cháo/ngày. 

- Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi ăn 3 - 4 bữa cháo/ngày. 

- Trẻ trên 1 tuổi nên ăn 4 bữa/ngày

Lưu ý: 

- Mỗi ngày uống 400-500ml sữa (nếu không có sữa mẹ).

- Mẹ cần đảm bảo đầy đủ các nhóm dầu mỡ, đạm động vật, rau củ, tinh bột trong bữa hằng ngày của bé.  

- Nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, đậu,..

- Bổ sung các vitamin A, kẽm dự phòng nếu cần thiết

* Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì:

Tùy vào độ tuổi và giới tính của bé mà có nhu cầu năng lượng thích hợp. Cụ thể:

- Bé gái cần 1.900-2.300kcal/ngày.

- Bé trai cần 2.100-2.800kcal/ngày. 

Bên cạnh đó, bé cần được đáp ứng ít nhất 3 bữa/ngày và đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sau: 

- Đạm động vật (có trong thịt, tôm, cua, cá, trứng,…) và thực vật (đậu nành, lạc, giá đỗ,…): đạm rất giàu protein có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ như hỗ trợ hỗ trợ cấu trúc tế bào, tạo nội tiết tố và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, cần đáp ứng hàm lượng đạm cần thiết:

+ Trẻ em nam cần 50 - 70g protein/ngày

+ Trẻ em gái cần 50 - 60g/protein/ngày

che-do-an-cho-be-suy-dinh-duong-thap-coi
 
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần đa dạng các loại thực phẩm

- Chất béo: đây là dưỡng chất hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của trẻ, giúp hòa tan các loại vitamin A, E, C, D,… Ngoài ra, đây là nguồn năng lượng dồi dào giúp bé phát triển thể lực. 

- Sắt: dưỡng chất có giá trị sinh học cao đối với sự phát triển của trẻ, do đó mẹ cần cho con ăn nhiều thực phẩm chứa sắt như: tiết, gan, thịt bò, trứng, tim,… hoặc có thể cho bé uống thêm viên sắt dạng nước để bổ sung khi cần thiết. 

- Canxi: trong giai đoạn dậy thì trẻ cần bổ sung đầy đủ canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển chiều cao và giúp xương, răng phát triển vững chắc. Do đó, mẹ cần cung cấp cho con đủ 1000mg canxi/ngày qua các thực phẩm như: sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua,…

- Vitamin A: dưỡng chất này có nhiều trong các loại rau xanh và củ quả màu vàng hoặc đỏ như, gấc, đu đủ, cà rốt,… hoặc gan, trứng, sữa,… 

- Vitamin D: sữa, phô mai, sữa chua, tôm, cua, cá, các loại hải sản,..

- Kẽm: nếu thiếu kẽm trẻ sẽ biếng ăn ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác tự đó tác động đến chiều cao và cân năng. Do đó, nên cho trẻ ăn nhiều: tôm đồng, hàu, sò, gan, sữa, trứng, thịt bò, lạc, hạt điều, hạnh nhân,… 

- Vitamin C: đây là dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt cơ thể, kích thích tạo dịch mật, đặc biệt là giúp bé hấp thụ tốt sắt, canxi, và axit folic. Để bổ sung vitamin C, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả.

3. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Các bé từ 1 tuổi trở lên cần ngủ từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày vì giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của bé, đồng thời kích thích sự phát triển của não bộ của trẻ từ 2 – 5 tuổi. Bên cạnh đó, việc ngủ đủ giấc còn giúp bé có hứng thú hơn trong việc học, vui chơi hay vận động thể chất để phát triển chiều cao. Ngoài ra, cho bé ngủ trươc 10h còn giúp bé dài ra nhanh chóng.

ngu-du-giac
 
Ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn

Đến đây, chắc các mẹ đã giải đáp được bé suy dinh dưỡng thấp còi phải làm sao rồi phải không nào. Hành trình làm mẹ chưa bao giờ dễ dàng, luôn xen lẫn với những vất vả, khó khăn nhưng cũng không kém phần hạnh phúc, tự hào. Hãy luôn là người mẹ thông thái và giúp con phát triển toàn diện các mẹ nhé!


 

Ý kiến của bạn