Thành viên
Đăng nhập

Các giai đoạn phát triển của trẻ và chế độ dinh dưỡng phù hợp

28/11/2019, 17:05 PM - Lượt xem: 2518
Chia sẻ:
  • Share Zalo

Từ khi hình thành đến trưởng thành trẻ em sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ 0 - 18 tuổi. Mỗi mốc phát triển sẽ có cách nuôi dưỡng và dạy dỗ khác nhau. Mẹ nên theo dõi kỹ lưỡng để có sự chăm sóc phù hợp cũng như đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con. Vậy các giai đoạn phát triển của trẻ cụ thể như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

cac-giai-doan-phat-tien-cua-tre
 
Các giai đoạn phát triển của trẻ

Các giai đoạn phát triển của trẻ

Các chuyên gia cho biết, trẻ em được tính từ 0 – 18 tuổi và chia thành 5 giai đoạn phát triển như sau:

1. Giai đoạn sơ sinh: từ 0 – 1 tháng tuổi

Ở thời điểm này, trẻ sẽ có những đặc điểm như sau:

- Cân nặng: trẻ tăng trung bình mỗi ngày từ 15gram, tháng đầu tiên tăng ít nhất 600gram và mức tăng trung bình là 1200gram.

- Chiều cao: tháng đầu tiên bé sẽ tăng 2cm. 

- Giai đoạn này, thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ và sữa công thức vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.

giai-doan-so-sinh
 
Giai đoạn sơ sinh bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài

2. Giai đoạn nhũ nhi: từ 2 – 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn này bé có những đặc điểm như sau:

- Cân nặng: bình quân từ tháng thứ 6 trở đi trẻ nặng gấp đôi lúc mới sinh và gấp 3 khi được 12 tháng tuổi.

- Chiều cao: trẻ sẽ tăng 2cm/ tháng và đến 12 tháng tuổi sẽ cao gấp rưỡi lúc mới sinh.

- Vòng đầu tăng 44 cm và hoàn thiện khoảng 75% bộ não so với người lớn. 

- Trẻ sẽ trông bụ bẫm hơn khi lớp mỡ dưới da phát triển. 

- Hoàn hiện hệ tiêu hóa dần và đến 4 tháng tuổi thì bắt đầu có khả năng tiêu hóa được chất bột và các thực phẩm khác ngoài sữa. 

- Đến tháng thứ 6 trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

giai-doan-tu-2-den-12-thang-tuoi
 
Giai đoạn 2 – 12 tháng tuổi bé có thể mọc răng và mẹ nên cho bé ăn dặm

3. Giai đoạn răng sữa: từ 1 – 6 tuổi 

Tốc độ phát triển của bé giai đoạn này chậm hơn trước, cụ thể:

- Cân nặng: trung bình mỗi tháng tăng từ 100gram – 150gram, 4 tuổi nặng gấp 3 lần lúc mới sinh và 6 tuổi thì nặng từ 12 – 24kg. 

- Chiều cao: mỗi tháng tăng từ 1cm – 1,5cm, 4 tuổi cao gấp đôi lúc mới sinh và 6 tuổi cao từ 105cm – 115cm. 

- Vòng đầu bằng người lớn khoảng 55cm, cấu trúc não phát triển 100% bằng người lớn.

- Hệ tiêu hóa đã hoàn thiên và mọc đủ 8 răng hàm. 

- Tính cách: tò mò, ham học hỏi, hoạt động nhiều, ham chơi, giao tiếp và thích tự làm việc.  

giai-doan-tu-1-den-6-tuoi

Đây là giai đoạn bé tò mò, hoạt động nhiều, ham chơi

4. Giai đoạn thiếu niên: từ 7 – 10 tuổi

Từ 7-10 tuổi cũng chính là giai đoạn học đường, trẻ bước vào tiểu học, kiến thức sẽ được trẻ tiếp thu nhanh và hoạt động nhiều.

- Cơ bắp bắt đầu phát triển, dây chằng còn lỏng lẻo dễ bị gật gù vẹo nếu ngồi không đúng tư thế. 

- Bé bắt đầu thay răng rữa.

- Cân nặng: 10 tuổi bé nặng từ 13,8kg – 18,7kg.

- Chiều cao: 10 tuổi bé cao khoảng 104cm – 110cm.

giai-doan-tu-7-den-10-tuoi
 
Từ 7 – 10 tuổi trẻ bước vào tiểu học, kiến thức sẽ được trẻ tiếp thu nhanh và hoạt động nhiều.

5. Giai đoạn dậy thì: từ 13 – 18 tuổi

- Trẻ bắt đầu phát triển các bộ phận sinh dục và ra dáng nam hoặc nữ.

- Chiều cao: bắt đầu phát triển nhanh. 

- Tính cách dễ thay đổi, hay có những suy nghĩ bồng bột nên rất cần sự quan tâm của gia đình.

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp các giai đoạn phát triển của bé

1. Trẻ sơ sinh

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ thì đây là thời kỳ hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, nên mẹ chỉ cần nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Vì sữa mẹ là chất dinh dưỡng thỏa mãn được nhu cầu phát triển và phù hợp với sinh lý của trẻ. Mẹ có thể cho bé bú như sau:

- Tận dụng nguồn sữa non và các chất kháng khuẩn, mẹ nên cho bé bú ngay sau khi sinh từ 30 phút – 1 giờ. 

- Liên tục cho bé bú mẹ từ 4 – 6 tháng đầu: không rơ lưỡi, không cho trẻ uống nước hay nước trái cây.

- Mỗi ngày nên cho bé bú từ 8 – 12 lần.

- Nếu mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên chọn 1 loại sữa công thức phù hợp bổ sung. 

2. Giai đoạn nhũ nhi

- Cho bé ăn từ 8 – 12 lần/ngày.

- Nên cho bé ăn bằng muỗng hoặc ly thay vì bú bình. 

- Cho bé uống từ 5 – 10ml nước chín sau khi uống sữa. 

- Không cho trẻ ăn sữa đặc có đường.

- Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi: tập cho bé ăn dặm bằng bột loãng từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ ít chất bột đến nhiều chất dinh dưỡng. Lúc này, trẻ cũng ăn được xác (cái) thức ăn. Không nên nêm muối, đường, bột ngọt vào thức ăn của trẻ. Nếu trẻ được nuôi bằng sữa công thức thì cho bé bú 6 cữ và 2 cữ bột. 

- Giai đoạn 6 tháng tuổi: cho trẻ ăn dặm bằng bột với 3 – 4 bữa, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất: bột, đạm, dầu, rau.

- Liên tục cho bé bú mẹ kéo dài đến 2 tuổi.

che-do-dinh-duong
 

3. Giai đoạn răng sữa 

- Từ 1 – 2 tuổi: tiếp tục cho trẻ bú mẹ và ăn 5 bữa bột hoặc cháo. 

- Trên 2 tuổi: ưu tiên các món ăn giàu chất dinh dưỡng, thức ăn phải được nấu chín nhừ nhuyễn để trẻ dễ tiêu hóa và ăn đủ 3 bữa chính, 2 – 3 bữa phụ. Các bữa ăn cách nhau 3 giờ và nên khuyến khích bé ăn với chén riêng. 

- Tập cho bé thói quen tự xúc ăn khi bé hơn 2 tuổi dưới sự hỗ trợ giám sát của cha mẹ.

- Hạn chế đồ ăn vặt như bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.

- Tiếp tục cho bé uống 300mml sữa/ngày.

4. Trẻ thiếu niên

- Giai đoạn này bé hay bỏ bữa và ăn vặt, nên mẹ hãy tập cho bé ăn 3 bữa/ngày, mỗi bữa 2 chén cơm và phải đảm bảo được 4 nhóm chất dinh dưỡng. 

- Cho bé uống 300ml sữa/ngày.

- Cho bé ăn thêm trái cây sau bữa ăn.

- Mẹ nên tập cho bé tư thế ngồi đúng cách để tránh bị cong vẹo cột sống. 

- Cho bé thoải mái vui chơi.

5. Giai đoạn dậy thì

- Nên cho trẻ ăn cùng gia đình và ưu tiên những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. 

+ Từ 10 – 12 tuổi: nhu cầu chất dinh dưỡng bằng người lớn. 

+ Từ 12 – 18 tuổi: nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người lớn.

- Nên khuyến khích trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đa dạng món ăn nhưng hạn chế thức ăn nhanh và thói quen vừa ăn vừa xem ti vi tránh tình trạng béo phì.

Như vậy, trong các giai đoạn phát triển của bé đều có những đặc điểm sinh lý riêng, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng và nuôi dưỡng đúng cách để bé phát triển toàn diện. Tốt nhất nên theo dõi cân nặng và khám sức khỏe định kỳ cho bé để biết bé có chế độ dinh dưỡng phù hợp hay chưa và can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc. 

Ý kiến của bạn