Thành viên
Đăng nhập

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và những điều mẹ cần biết

05/12/2019, 17:16 PM - Lượt xem: 468
Chia sẻ:
  • Share Zalo

Ăn dặm được xem là một “bước ngoặt” quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ sơ sinh. Quá trình này sẽ ảnh hưởng lớn đến khẩu vị cũng như thói quen ăn uống và sự phát triển sau này của trẻ nhỏ. Do đó, mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách và đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi nào nên cho trẻ ăn dặm là thắc mắc được nhiều cha mẹ quan tâm hiện nay. Sữa bột chính hãng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc này cùng những lưu ý liên quan trong nội dung bài viết dưới đây nhé.  

khi-nao-nen-cho-tre-an-dam
 
Khi nào nên cho trẻ ăn dặm, mẹ có biết?

Vì sao không nên cho trẻ ăn dặm sớm?

Nhiều mẹ truyền tai nhau rằng khi thấy trẻ sơ sinh cứng cáp và có dấu hiệu thèm ăn thì nên bắt đầu cho bé ăn dặm, nên khá nhiều trẻ đã ăn dặm rất sớm. Thế nhưng, điều này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Cụ thể:

- Trước 4 tháng tuổi: hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, cơ thể chưa có đủ men amylase để tiêu hóa tinh bột, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, nếu cho bé ăn no thì bé sẽ ít bú sữa hơn, từ đó gây suy dinh dưỡng và chậm phát triển thể chất.

- Trên 4 tháng tuổi: hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu tiết ra enzyme tiêu hóa nhưng vẫn không phải là giai đoạn thích hợp để ăn dặm vì có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bé như: suy thận, nguy cơ dị ứng thức ăn. 

khong-nen-cho-tre-an-dam-qua-som
 
Cho bé ăn dặm sớm hoặc muộn đều không tốt cho cơ thể của bé

- Trẻ sau 6 tháng tuổi: sữa mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ có nguy cơ đứng cân, tăng trưởng chậm.

- Trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi trở đi: nếu chưa cho trẻ ăn dặm trẻ sẽ không chấp nhận các thực phẩm có mùi vị khác ngoài sữa mẹ và không quen với cách ăn từ muỗng.

Khi nào cho trẻ sơ sinh ăn dặm?

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên bắt đầu cho ter sơ sinh ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì: 

- Hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn này đã phát triển khá hoàn chỉnh, có thể hấp thu được thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa. 

- Sau 6 tháng nguồn sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày cho trẻ phát triển. 

cho-tre-an-dam-khi-tre-duoc-17-tuan-tuoi
 
Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé được ít nhất 17 tuần tuổi

Những dấu hiệu nên chọn trẻ ăn ăn dặm

Các Cơ quan Y tế không khuyến khích cho trẻ sơ sinh ăn dặm trước 6 tháng tuổi, tuy nhiên trên thực tế tùy vào cơ địa, đặc điểm và tốc độ phát triển của mỗi bé khác nhau nên không có thời điểm hoàn hảo để hướng các bé ăn đúng theo thời gian quy định, dẫn đến có bé ăn muộn có bé ăn trễ. Do đó, bên cạnh việc biết được khi nào nên cho trẻ ăn dặm bên trên, mẹ nên quan sát các dấu hiệu sau từ các bé để chuẩn bị chuyện ăn dặm cho con.

dau-hieu-nen-cho-tre-an-dam
 
Đừng tự dự đoán, mẹ có thể biết khi nào bé muốn ăn dặm qua 6 dấu hiệu sau

1. Dựa vào cơn đói

Trẻ sơ sinh thường ăn nhiều, khoảng 2-3 giờ/lần nhưng khi đến 6 tháng tuổi thói quen ăn uống của trẻ sẽ ổn định, mỗi bữa sẽ có khoảng cách thưa dần và khối lượng thực ăn tăng lên.

Tuy nhiên, lúc này, nếu trẻ vừa bú xong nhưng thường xuyên đói hay bú vẫn không đủ thì đây là dấu hiệu bé đang muốn ăn thêm món khác để no lâu hơn.

2. Mất ngủ

Gần 6 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu khóc đòi ăn đêm như lúc 2 – 3 tháng đầu dẫn đến cả mẹ và con đều mất ngủ. Đây chính là dấu hiệu trẻ cần bổ sung thêm thực phẩm bên ngoài để trẻ có thể ngủ thẳng giấc và không bị cơn đói làm phiền vào ban đêm. 

3. Ánh mắt

Bất kỳ cử động nào của mẹ hay ai trong gia đình về ăn uống, trẻ sẽ đều dõi theo rất nhiệt tình với ánh mắt thèm thuồng. Đây cũng là một trong những dấu hiệu bé muốn ăn dặm, mẹ nên lưu ý. 

4. Cái miệng hợp tác

Mẹ có thể thử độ sẵn sàng ăn dặm của bé bằng cách đưa muỗng đến gần miệng trẻ, nếu trẻ cố gắng mở miệng thay vì phản xạ đẩy muỗng ra, điều này đồng nghĩa bé muốn ăn dặm lắm rồi. 

5. Bàn tay táy máy

Khi tiếp xúc với đồ ăn, trẻ sẽ cố gắng chụp lấy, giữ lại và không thể kiềm chế hành vi bỏ vào miệng. 

6. Khả năng ngồi

Khi trẻ bắt đầu kiểm soát được đầu và cổ tốt, đặc biệt là có thể ngồi lên ngay khi được mẹ hỗ trợ thì trẻ đã sẵn sàng ăn dặm. 

Một số lưu ý khi cho trẻ sơ sinh ăn dặm

Khi tập cho trẻ ăn dặm, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để hạn chế tối đa những tác hại từ việc ăn dặm không đúng cách.

- Bắt đầu và kết thúc chuẩn: nên cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi và kết thúc thời điểm ăn dặm khi trẻ được 24 tháng tuổi. 

- Ăn từ ít đến nhiều: nên cho bé làm quen với lượng thức ăn ít từ 1 – 2 muỗng nhỏ trong lần đầu. Sau đó mới tăng dần đều lên. 

khong-nen-cho-tre-an-thuc-pham-thua
 
Các mẹ không nên cho trẻ ăn thực phẩm thừa

- Từ ngọt đến mặn: nên bắt đầu tập ăn dặm cho bé với các món ăn ngọt như: chuối, bơ, táo,… sau đó đến thực phẩm mặn nhu thịt, cá, rau. 

- Tập cho bé làm quen với thực phẩm từ 3 – 5 ngày: Đây là cách giúp phát hiện bé có dị ứng với thực phẩm hay không. 

- Cân đối các nhóm thực phẩm: nên bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm thực phẩm cho bé, tránh tình trạng bé bị thừa tinh bột, thiếu vitamin và dưỡng chất thiết yếu.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và mẹ cần lưu ý những gì để chế biến những bữa ăn dặm thật tốt cho con - câu hỏi này đã được giải đáp khá cụ thể thông qua những chia sẻ ở trên. Hy vọng rằng các mẹ có thể tạo ra những bữa ăn dặm hoàn hảo cho trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh.

Ý kiến của bạn