Thành viên
Đăng nhập

Làm gì khi bé bị thừa cân béo phì?

26/07/2021, 12:48 PM - Lượt xem: 1377
Chia sẻ:
  • Share Zalo

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang rất căng thẳng ở Việt Nam. Các tỉnh thành trên cả nước đều đang áp dụng chỉ thị 16 để Bộ Y Tế kiểm soát dịch bệnh, các khu vui chơi, trường học đều phải đóng cửa để đảm bảo sức khỏe. Mọi người đều phải ở yên trong nhà, từ đó nguy cơ thừa cân béo phì ở bé tăng cao do không được vận động nhiều. Thừa cân béo phì là sự tích tụ mỡ, vượt qua mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

thoi-quen-de-giam-tinh-trang-beo-phi-o-tre-em

Trẻ béo phì nhiều khi do bố mẹ muốn con có đủ dinh dưỡng để phát triển trí não, chiều cao nhưng lại cung cấp thiếu cân đối, thường có xu hướng cho trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết. Ngoài ra, việc lười vận động, ăn nhiều thức ăn nhanh, nước ngọt công nghiệp, … cũng là nguyên nhân dẫn đến việc béo phì.

Thực tế, trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng nhanh báo động trong 10 năm qua, đặc biệt tại các thành phố lớn. Theo thống kê của Bộ Y Tế, riêng năm 2020, tỷ lệ béo phì ở các thành thị đạt ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3%, và miền núi là 6,9%. Trước đó, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã công bố tỷ lệ trẻ em béo phì ở TP.HCM đã vượt 50% và Hà Nội vượt 41%.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh đã nhận thức được việc thừa cân, béo phì là không tốt nhưng vẫn còn chủ quan và rất ít khi chủ động kiểm tra cân năng của trẻ định kỳ. Đặc biệt, đối với các bậc phụ huynh ở các thành phố lớn, luôn bận rộn với công việc ở cơ quan, không có thời gian nấu nướng nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh để có thể tiết kiệm thời gian. Chính những nguyên nhân này đã vô tình tác động đến cân nặng của trẻ.

Những lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ béo phì

Khẩu phần ăn của trẻ cần phải cân đối, hợp lý, tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ nên phối hợp nhiều loại thức ăn. Nếu uống sữa, nên chọn những loại sữa không đường, ít béo. Không nên uống sữa đặc có đường. Bổ sung nhiều ranh xanh, quả ít ngọt. Thay vì ăn gạo trắng hãy thay bằng gạo lứt, khoai lang, ngô là những tinh bột tốt, giàu chất xơ.

Chế biến thức ăn: Hạn chế các món chiên/rán, xào. Tích cực cho bé ăn các món luộc, hấp, kho nhạt để tránh tình trạng tích nước. Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn đủ bữa, không để trẻ ăn khi quá đòi vì khi đói trẻ sẽ ăn nhiều hơn ở các bữa ăn sau, làm tích mỡ nhanh hơn. Nên ăn nhiều vào bữa sáng, giảm dần vào buổi trưa và tối.

Trong thời gian kiểm soát cân bằng của trẻ, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ uống nước có ga, ăn bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường, chocolate, phô mai, … Nên cho trẻ kết thúc bữa ăn của mình trước 3h trước khi đi ngủ.

Tăng cường hoạt động thể dục thể thao ở trẻ. Cùng trẻ tập thể dục vào mỗi buổi sáng để tạo thói quen tốt cho trẻ, vừa giúp kiểm soát cân bằng vừa giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì một sức khỏe tốt.

han-che-cho-tre-uong-nuoc-ngot-va-an-thuc-an-nhanh

Giúp trẻ tăng cường vận động cơ thể

Tăng cường vận động là biện pháp đơn giản làm giảm lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể. Nên hướng cho trẻ tìm môn thể thao phù hợp với giới tính, sở thích và độ tuổi của trẻ. Các môn thể thao vừa giúp trẻ giảm cân hiệu quả mà còn giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa như bơi lội, nhảy dây, chạy bộ hoặc đi bộ.

Hãy cùng bé tập luyện thể thao để bé có động lực tập luyện và cũng có bé thấy tầm quan trọng trong việc tập thể dục mỗi ngày. Các bố mẹ cần tôn trọng, ủng hộ và tạo điều kiện với các môn thể thao bé yêu thích để bé thấy vui và phấn khích khi tập luyện.

Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà cùng bố mẹ như lau nhà, tưới cây, … Hạn chế để bé ngồi ì xem tivi, chơi điện thoại. Nên để bé vui chơi, chạy nhảy sau giờ học căng thẳng.

tang-cuong-van-dong

 

Ý kiến của bạn