Phụ huynh nào cũng muốn con mình thông minh, lanh lợi, tư duy nhạy bén. Nhưng lại loay hoay trong việc không biết nên làm gì để con phát triển não bộ tốt nhất. Cùng Suabotchinhhang tìm hiểu những phương pháp chuẩn giúp con ngày càng thông minh, lanh lợi nhé!
Thông thường ở trẻ sơ sinh, khi các bé đạt được một mốc phát triển sớm hơn so với dự đoán thông thương như: biết quay đầu lại khi ai đó gọi tên mình trước 4 tháng tuổi, phát triển các kỹ năng cầm nắm trước 5 tháng tuổi, biết bập bệ nói trước 8 tháng tuổi, … thì được các nhà khoa học nhận định là những đứa trẻ thông minh. Nó cho thấy khả năng nhận thức tốt, tiếp thu nhanh và sự phát triển vượt trội của não bộ.
Một số bé đạt được mốc đó là do khi sinh ra đã có bộ não thông minh, phát triển hơn người. Tuy nhiên, đa phần những đứa trẻ thông minh là do bố mẹ chúng đã có phương pháp giáo dục sớm tích cực và kiên nhẫn. Sau đây là những phương pháp giúp con thông minh, lanh lợi, tư duy nhạy bén.
Nhiều bố mẹ cứ nghĩ con còn nhỏ, có đọc nhiều sách thì con cũng không hiểu. Trên thực tế điều này không phải hoàn toàn là đúng. Bố mẹ nên mua những quyển sách có nhiều màu sắc, nhiều hình ảnh và ít chữ. Khi đọc chúng ta chỉ cần nói cho bé biết đây là cái gì, màu gì. Dần dần bé sẽ tiếp tục và học dần qua những lời mẹ nói. Khả năng nhận thức của bé với môi trường xung quanh và lời nói của mẹ sẽ được não bộ ghi lại trong suốt quá trình và bé sẽ tiến bộ vượt bậc trước khi mẹ kịp nhận ra.
Ngoài những quyền sách màu sắc cùng với nhiều hình ảnh sinh động những tấm thẻ học cũng rất hữu ích. Khoa học đã chứng minh lợi ích có thật của việc dạy trẻ sơ sinh thông qua các tấm thẻ ghi nhớ. Mẹ có thể tự tay làm ra chúng. Chọn những mảnh bìa cứng, cắt vuông như tấm bài. Vẽ một mặt là chữ hoặc là số và mặt còn lại là hình ảnh. Cho con chơi với những với tấm thẻ này hàng ngày sẽ giúp kích thích não bộ của con, giúp con phát triển tư duy và khả năng ghi nhớ.
Một số bố mẹ đôi khi quá mệt mỏi, bận rộn và quyết định cho con “dính” lấy cái tivi, điện thoại, Ipad, … để bản thân có thể nghỉ ngơi hoặc làm những công việc cá nhân. Tuy nhiên, bố mẹ không nên lạm dụng việc này. Xem tivi nhiều sẽ khiến bé chậm nói, thụ động, giảm khả năng tập trung và không muốn chú ý gì tới xung quanh.
Vào mỗi bữa ăn mẹ có thể cầm hai các thìa (muỗng) với 2 màu sắc khác nhau, nói cho trẻ và hỏi con muốn chọn màu nào. Hay vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ hãy cho bé tự lựa chọn một cuốn sách mà bé muốn nghe mẹ đọc trước khi đi ngủ … Hãy lặp đi lặp lại câu hỏi. Lâu dần bé sẽ ghi nhớ được màu sắc cũng như tính chất, tên gọi của món đồ đó.
Đừng nghĩ rằng trẻ nói Tiếng Việt còn chưa sõi thì sao nói được tiếng Tây, tiếng Tàu. Thực tế, theo các nhà khoa học, giai đoạn từ 3-5 tuổi là khoảng thời gian lý tưởng để giới thiệu với bé thêm một ngôn ngữ mới. Học thêm từ 1-2 thứ tiếng vào thời điểm này không hề khiến trẻ bị nhầm lẫn như nhiều bố mẹ lần tưởng.
Hãy để bé chạm vào mọi thứ. Tất nhiên, trừ những vật nguy hiểm không thể cho con chạm đến như lửa dao, … hay như con vật hung dữ. Bố mẹ đừng lo ngại khi con cầm một nắm cát, cầm nắm cơm, miếng thịt hay sờ tay vào những thứ bụi bặm. Hãy để con được thoải mái cảm nhận kết cấu, hình dạng và khám phá các đồ vật trong thế giới tự nhiên. Chỉ cần đảm bảo bé đừng cho chúng vào miệng là được.
Các bác sĩ nói rằng mẹ có thể cai sữa cho con khi bé đạt mốc 1 năm tuổi. Tuy nhiên, hiện có hàng trăm nghiên cứu chứng minh sữa mẹ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy cho con bú càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có giá trị lớn cho sự phát triển não bộ của bé.