Thành viên
Đăng nhập

Suy dinh dưỡng trẻ em và những điều cần biết!

15/11/2019, 17:39 PM - Lượt xem: 346
Chia sẻ:
  • Share Zalo

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, chậm phát triển nhận thức, thậm chí tử vong do cơ thể trẻ bị thiếu các dưỡng chất cơ bản như: kẽm, vitamin A, B, C, D, canxi, sắt, i-ốt, selen. 

Theo thống kê Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay Việt Nam là một trong 78 nước có thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em phổ biến biến nhất. Trong đó, trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân là 14,1%, dạng thấp còi là 24,5%. 

suy-dinh-duong-tre-em
 
Bố mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Để giúp các mẹ chủ động trang bị kiến thức chăm sóc trẻ và có cách phòng tránh suy dinh dưỡng cho con nhỏ, dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các mẹ có cái nhìn đúng hơn về tình trạng suy dinh dưỡng của bé.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em

Nắm được nguyên nhân, mẹ có thể phòng tránh và xử lý đúng khi con yêu bị suy dinh dưỡng. Theo đó, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể xảy ra một trong hai nhóm sau:

- Thiếu các dưỡng chất cần thiết:

+ Trẻ biếng ăn, ăn ít hơn bình thường khiến cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết.

+ Mẹ chế biến thức ăn không đúng cách làm mất các chất dinh dưỡng.

- Tiêu hao năng lượng:

+ Trẻ mắc bệnh và bệnh tình kéo dài như: sốt, tiêu chảy,…

- Đường ruột bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán, amip,…

nguyen-nhan-gay-suy-dinh-duong-tre-em
 
Bé bị suy dinh dưỡng đôi khi do sức khỏe chứ không phải do ăn uống

Các cấp độ suy dinh dưỡng ở trẻ em

Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ được chia thành 3 cấp độ như sau:

- Cấp độ 1: Trẻ vẫn thèm ăn và không có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Cân nặng chỉ đạt từ 70% - 80% trẻ bình thường, mỡ dưới bụng mỏng. 

- Cấp độ 2: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa từng đợt, biếng ăn, gầy gò, không có lớp mỡ dưới da (bụng, mông, tay, chân) và cân nặng chỉ đạt 60% - 70% trẻ bình thường. 

- Cấp độ 3: đây là tình trạng suy dinh dưỡng nặng được chia thành 3 nhóm: 

+ Thể teo đét: cân nặng chỉ đạt 60% trọng lượng trẻ bình thường, trẻ gầy đét, da bọc xương, xuất hiện các biểu hiện rối loạn tiêu hóa (đi tiêu, phân lỏng, phân sống), trẻ ít thèm ăn, ăn kém, ũ rũ, kém linh động, quấy khóc.

+ Thể phù: chủ yếu do thiếu chất đạm, cân nặng trẻ chỉ còn 60% - 80% trọng lượng trẻ bình thường và rất khó điều trị và tỷ lệ tử vong rất cao. Biểu hiện thường thấy: mặt tròn trịa, chân tay khẳng khiu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to phình, da xuất hiện các đốm đỏ sẫm, đen, loang lỗ hoặc bong vẩy, chốc lở. Ngoài ra, còn các biểu hiện như: tóc thưa dễ rụng, móng tay mềm dễ gãy, kém ăn, nôn trớ, đi ngoài phân sống lỏng, quấy khóc, kém vận động. 

+ Thể phối hợp: là sự kết hợp của thể teo đét và thể phù vì trẻ bị thiếu năng lượng và đạm. Lúc này, cân nặng của trẻ sẽ giảm xuống dưới 60% trẻ bình thường. Biểu hiện thường thấy của nhóm này là người gầy đét, da bọc xương, má tóp, phù ở mu bàn chân, có các mảng sắc tố, trẻ biếng ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa.

cac-cap-do-suy-dinh-duong-tre-em
 
Thể phù có biểu hiện phù làm cho trẻ trông có vẻ bụ bẫm mà dân gian thường gọi là “xổ sữa”.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Mẹ nên xây dựng nhiều bữa ăn trong ngày cho trẻ bị suy dinh dưỡng và cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sau:

1. Bổ sung protein

Mẹ cần tăng lượng protein nhiều hơn nhu cầu nhằm bổ sung năng lượng cho cơ thể để giúp con nhanh chóng phục hồi tình trạng suy dinh dưỡng. Các loại thực phẩm giàu protein như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc, vừng,…

2. Cung cấp dầu, mỡ

So với đạm và bột, dầu mỡ bổ sung gấp đôi năng lượng cho trẻ, do đó đối với trẻ suy dinh dưỡng nên tăng lượng dầu mỡ từ: dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương và các vi chất dinh dưỡng để trẻ nhanh chóng phục hồi.

thuc-pham-tot-cho-tre-suy-dinh-duong
 
Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm tươi ngon bổ dưỡng vào khẩu phần ăn dặm của bé để phòng chống suy dinh dưỡng

Cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Mẹ nên chủ động phòng tránh suy dinh dưỡng cho con bằng cách:

- Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài trong 2 năm và cân nhắc cho trẻ dùng thêm sữa công thức để bổ sung.

- Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn dặm) từ tháng thứ 6.

- Thường xuyên thay đổi món ăn để giúp bé ăn ngon miệng hơn. Và xây dựng các bữa phụ xen kẽ bữa chính.

cho-be-an-dam
 
Mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi để bổ sung dưỡng chất cần thiết

- Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng bằng cách cho trẻ uống vitamin A liều cao lần/ năm cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi.

- Chủ động phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp.

- Khuyến khích bé vận động để kích thích sự thèm ăn.

- Nhanh chóng điều trị các bệnh lý tại đường tiêu hóa và toàn thân.

- Thường xuyên theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ.

- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, tẩy giun theo định kỳ và giúp trẻ rèn luyện thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Nếu bé liên tục giảm cân thì nên đưa bé nên cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có hướng giải quyết kịp thời.

Trên đây là những điều cần biết tình trạng suy sinh dưỡng trẻ em, để giúp bé tránh bệnh mẹ hãy chú ý chế độ dinh dưỡng và lịch trình tập luyện thể chất của trẻ, luôn giữ được thể trạng và sức khỏe tốt nhất.

Ý kiến của bạn