Thành viên
Đăng nhập

Gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

27/11/2019, 17:41 PM - Lượt xem: 680
Chia sẻ:
  • Share Zalo

Bé sẽ bắt đầu làm quen với những muỗng ăn dặm đầu tiên từ 6 tháng tuổi. Để giúp con yêu trong giai đoạn này ăn ngon miệng và thích thú với thức ăn mẹ cần xây dựng thực đơn hàng ngày vừa đầy đủ các chất dinh dưỡng vừa đa dạng món ăn. Điều này, phần nào sẽ khiến các mẹ cảm thấy có chút áp lực, vậy tại sao mẹ không tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dưới đây nhỉ.

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang
 
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn dặm thành công của trẻ

Tại sao bé cần ăn dặm từ 6 tháng tuổi?

Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu, đặc biệt là giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, sữa mẹ sẽ không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của trẻ từ tháng thứ 6 trở đi. Hơn hết, thời điểm này hệ thần kinh và cơ nhai của trẻ bắt đầu phát triển đầy đủ, cho phép bé có thể nhai và cắn thức ăn. Nếu mẹ không cho con ăn thêm thực phẩm bổ sung từ bên ngoài, trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc, thiếu máu,… 

Tuy nhiên, nguồn thức ăn chính trong giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi là sữa mẹ. Dù có cho bé ăn thêm thực phẩm bổ sung thì mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ kết hợp với việc ăn dặm, để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường hệ miễn dịch cho bé. 

Mẹ nên bắt đầu xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi khi có dấu hiệu dưới đây:

- Bé bắt đầu tập ngồi: tập cho con ngồi thẳng để nhai và nuốt đúng cách.

- Bé có thể giữ đầu ở tư thế thẳng và ổn định.

- Bé biết nhai thức ăn bằng nướu.

- Cân nặng của bé gấp đôi lúc mới sinh.

- Bé có nhu cầu ăn nhiều hơn sau khi được bú từ 8 – 10 lần/ngày.

- Bé thích thú và tò mò về các loại thức ăn.

Một số nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Muốn xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi vừa đảm bảo chất dinh dưỡng vừa giúp bé ăn ngon miệng, mẹ cần nắm vững các nguyên tắc dưới đây: 

1. Đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé từ 6 tháng tuổi

Giai đoạn 6 tháng tuổi, bé cần được cung cấp đầy đủ các dưỡn chất dưới đây:

- Calcium: đây là dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển của hệ xương và răng của bé. 

- Sắt: đóng vai trò hỗ trợ vận chuyển máu chứa oxy đến các bộ phận nuôi cơ thể.

- Kẽm: nhóm chất giúp cải thiện sự phát triển và sữa chữa các tế bào trong cơ thể.

cac-loai-rau-cu-qua
 
Thực phẩm phong phú cung cấp cho trẻ 6 tháng đủ dinh dưỡng cần thiết

- Chất béo: cung cấp năng lượng hỗ trợ sự phát triển, đồng thời giúp duy trì thân nhiệt và kích thích sự phát triển của não bộ.

- Carbohydrate: cung cấp năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày.

- Chất đạm (protein): góp phần quan trọng trong việc xây dựng tế bào. 

- Vitamin: hỗ trợ sự phát triển của bé, các lại vitamin cần thiết gồm các loại: vitamin A, B1, B2, B3, B6, B12, C, D, E và K.

- Khoáng chất khác: gồm có các loại như natri, kali ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Ngoài ra, còn có nhiều loại khoáng chất khác nhau, mỗi dưỡng chất sẽ có vai trò khác nhau đối với sự phát triển của trẻ. 

2. Bé ăn bao nhiêu là đủ

Đối với trẻ 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ và sữa công thức. Bên cạnh đó, các mẹ cho thể bổ sung thêm các loại thực phẩm bên ngoài cho bé vào bữa sáng hay trưa. Tốt nhất nên tập cho bé ăn 1 loại rau hoặc trái cây mỗi lần ăn và kéo dài trong 3 ngày. Và nếu trẻ thích thì hay bổ sung thực phẩm đó vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nhà bạn nhé.

cho-be-an-vua-du
 
Nên cho bé ăn một lượng thức ăn vừa đủ, không nên ép bé ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé

3. Bé 6 tháng tuổi phù hợp với thức ăn nào? 

Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho các loại gia vị như muối, bột nên vào đồ ăn dặm vì có thể ảnh hưởng đến thận của bé. Thay vào đó, các mom có thể cho bé ăn những thức ăn như sau:

- Trái cây nghiền: mẹ có thể nghiền nhuyễn chuối, bơ, táo hay đào cho bé ăn.

- Rau củ nghiền: đối với các loại lau củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí ngô,… hãy hấp lên và cho trẻ bốc ăn hoặc nghiền nhuyễn.

- Súp đậu: đậu lăng, đậu hà lan,… luộc nhừ và cho bé ăn dạng súp.

- Cháo: có thể nấu cháo và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé ăn vì gạo cung cấp carbonhydrate và vitamin dồi dào cho bé. 

- Cháo ngũ cốc: có thể nấu cháo với những loại ngũ cốc khác như lúa mì, yến mạch, hạt kê cho bé.

- Súp rau củ: đây cũng là một món súp bổ dưỡng cho bé.

- Yoghurt: bạn có thể cho bé ăn sữa chua không đường để thay đổi với các món nghiền, rây khác.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Từ những nguyên tắc bên trên, các mom có thể xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phù hợp với thể trạng của bé. Dưới đây, là một số ý tưởng xây dựng thực đơn, các mẹ có thể tham khảo:

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi
 

Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi 

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho con yếu, mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây:

- Chi cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn từ 1 – 2 thìa và chỉ cho bé ăn thêm nếu bé hứng thú.

- Nên giới thiệu cho bé một loại thực phẩm mỗi lần ăn và theo dõi phản ứng của bé trước khi đổi món. 

- Không nên cho bé ăn thức ăn dạng miếng hoặc ngón tay quá sớm vì chúng có thể gây hóc hoặc nghẹn.

- Chọn khu vực yên tĩnh để cho bé ăn.

- Hạn chế các yếu tố khiến bé bị xao nhãng, đặc biệt là vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi, ipad. 

- Nên đựng thức ăn cuả bé trong đồ thủy tinh hoặc đồ đã được khủ trùng.

- Mẹ nên tự chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé, không nên cho bé ăn thức ăn bên ngoài vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu ớt rất dễ bị ảnh hưởng.

be-an-ngon
 
Bé sẽ ăn tốt, ngon miệng và an toàn với những món ăn dặm mẹ tự tay chuẩn bị

Tìm hiểu, lựa chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp bé phát triển thể chất và trí tuệ là điều hết sức quan trọng. Ngoài gợi ý trên đây, các mẹ có thể tìm kiếm thêm các món ăn tương tự, làm phòng phú thêm thực đơn mỗi ngày để bé có thể ăn ngon miệng hơn.

Ý kiến của bạn