Thành viên
Đăng nhập

Mách mẹ cách xử lý hay khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa thường xuyên

15/11/2020, 20:44 PM - Lượt xem: 909
Chia sẻ:
  • Share Zalo

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa, ọc sữa,.. là biểu hiện thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản trào ra miệng. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều sẽ khiến bé rối loạn tiêu hóa, biếng ăn và suy dinh dưỡng. Vậy trẻ sơ sinh bị trớ sữa phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu một số cách khắc phục hiệu quả cho bé trong nội dung dưới đây nhé! 

                         Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

                         Bé không chịu uống sữa bột phải làm sao đây?

                         Bật mí 6 cách chữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết!

                        • Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

tre-so-sinh-bi-tro-sua
 
Trẻ sơ sinh bị trớ sữa là nỗi lo của cha mẹ

Vì sao trẻ sơ sinh bị trớ sữa? 

Theo các chuyên gia có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa. Cụ thể: 

- Nôn trớ sinh lý: Vì dạ dày bé nằm ngang, hệ tiêu hóa bé chưa hoàn thiện dẫn đến cơ thắt tâm vị yếu. Bên cạnh đó, có thể do bé bị rối loạn tiêu hóa, khóc quấy kéo dài khiến bé nôn trớ. 

Nguyên nhân chính dẫn đến nôn trớ sinh lý là do mẹ chăm sóc chưa đúng cách như: mùi vị thức ăn không thích hợp, ép bé ăn, bé ăn phải thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng, cho bé ăn không đúng cách,… 

- Nôn trớ bệnh lí: bé gặp các vấn đề bất thường như: tắc ruột, xoắn ruột, teo ruột, hẹp phù đại môn vị và nhiều bệnh lý khác. 

Khi nôn trớ bệnh lý bé sẽ có biểu hiện như: bụng chướng, đau bụng quằn quại, nôn và co giật, xuất hiện máu khi nôn trớ,…

vi-sao-tre-so-sinh-bi-tro-sua
 
Nếu trẻ sơ sinh bị trớ sữa kèm các dấu hiệu khác, bạn nên cho bé đi khám sớm.

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có nguy hiểm không? 

Nếu trẻ sơ sinh trớ sữa kèm theo các biểu hiện khác thường như: ọc sữa liên tục dù không bú, ói ra rồi bú, bú xong lại ói,… có thể là dấu hiệu của các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng, tắc ruột, lồng ruột. Các bệnh đường tiêu hóa này thường xảy ra khi bé từ 3 tháng tuổi, lúc này mẹ cần đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt. 

Đối với trẻ sơ sinh thường xuyên bị trớ sữa kèm theo tình trạng giật mình, co giật khi ngủ, văn mình thì nên thay đổi thực đơn dinh dưỡng của bé hoặc chế độ dinh dưỡng của mẹ (nếu cho bé bú). Vì đây là dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi, cần được bổ sung.  

Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng cần được bổ sung khoảng 300mg canxi/ngày. Mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua được được chế biến từ những loại sữa công thức phù hợp với từng độ tuổi.

cach-xu-ly-khi-tre-so-sinh-bi-tro-sua
 
Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị trớ sữa, ọc sữa, ói... thì mẹ hãy đưa bé đi khám 

Vậy trẻ sơ sinh bị trớ sữa phải làm sao? 

Khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ, mẹ không nên quá lo lắng, sốt ruột, mà hãy bình tĩnh để xử lý tình huống đúng đắn nhất. Cụ thể: 

- Ngiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn. Sau đó nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi bằng cách hút, hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng trẻ. 

- Khum tay vỗ nhẹ hay bên lưng để trấn an bé, đồng thời giúp bé ho bật nốt chất nôn còn lại ra ngoài.

- Dùng nước ấm lau cổ và người bé. Thay những đồ vải có dính chất nôn. 

- Khi bé hết nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc ORS ấm từng thìa nhỏ. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ. Giúp trẻ ngủ, không dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sĩ. 

- Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo.

tre-so-sinh-bi-tro-sua-phai-lam-sao
 
Vỗ nhẹ hay bên lưng để trấn an bé

KHUYẾN CÁO: Tuyệt đối không được cho em bé sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống nôn. Nếu bạn không biết cách sử dụng, trẻ có thể bị ảnh hưởng.

Một số cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nôn trớ

•    Hãy cho trẻ bú từ từ, đủ cữ, không nên ép trẻ ăn quá no. 

•    Khi trẻ đã ăn no, cần vỗ ợ hơi, đặt trẻ nằm sau 20 - 30 phút sau bú. 

•    Không bế xốc trẻ, đùa với trẻ khi trẻ vừa ăn no.

•    Massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ, massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ. 

•    Mẹ cần biết tư thế bú đúng cách và cách ngậm bắt vú đúng.

•    Không để cho con vừa nằm, vừa bú sữa, vì rất dễ khiến các bé sặc hoặc trớ sữa. 

•    Sau khi con bú, không nên cho chúng nằm ngay lập tức, có thể bế bé đứng khoảng 20 - 30 phút. 

cach-phong-ngua-tre-so-sinh-bi-tro-sua
 
Bé nên bú lượng sữa vừa đủ để tránh tình trạng trớ sữa

Trên đây là một cách chữa trẻ sơ sinh bị trớ sữa cha mẹ có thể áp dụng để hạn chế tình trạng bé bị trớ sữa, giúp mẹ yên tâm hơn khi cho bé bú.

Chúc mẹ thành công để bé không còn mệt mỏi khó chịu vì các cơn nôn trớ nữa nhé!
 

Ý kiến của bạn