Thành viên
Đăng nhập

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

11/11/2020, 12:30 PM - Lượt xem: 728
Chia sẻ:
  • Share Zalo

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Do đó, có một số bé hầu như giành cả ngày để ngủ, thậm chí không chịu dậy ăn khiến nhiều bố mẹ lo lắng và thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không. Vậy điều này có tốt cho bé hay không? Mẹ phải làm sao?

                     Lý giải lý do vì sao bé ăn nhiều nhưng không tăng cân

                     Chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

                     Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa mỗi ngày để phát triển tốt?

                     Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

tre-ngu-nhieu-co-lam-sao-khong
 
Cho trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 

Mỗi trẻ có một thể trạng và cơ địa khác nhau nên sẽ có trẻ ngủ nhiều, ngủ ít. Thực tế, giấc ngủ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của trẻ. Ngủ tốt và đủ là yếu tố quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, trí nhớ, việc học hỏi, các hoạt động trao đổi chất để lớn lên của cơ thể.

Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia khoa học và Nhi khoa, thời gian quy định giấc ngủ trung bình của trẻ trong một ngày sẽ ở mức độ dưới đây. 

Tháng tuổi Ngủ ngày Ngủ đêm Tổng thời gian ngủ
Sơ sinh - 1 tháng tuổi 8 Giờ 8 Giờ 16 Giờ
Sơ sinh đến 3 tháng tuổi 5 Giờ 10 Giờ 15 Giờ
Sơ sinh đến 6 tháng tuổi 3.5 Giờ 11 Giờ 14,5 Giờ
Sơ sinh đến 9 tháng tuổi 3 Giờ 11 Giờ 14 Giờ
Sơ sinh đến 12 tháng tuổi 2,5 Giờ 11 Giờ 13,5 Giờ

Lưu ý: Số liệu nghiên cứu này chỉ mang tính tương đối, tùy vào cơ địa mỗi trẻ mà tổng thời gian ngủ ngày và đêm sẽ có sự chênh lệch. 

tre-so-sinh-ngu-nhieu-co-tot-khong
 
Các chuyên gia khuyên rằng trẻ sơ sinh cần ngủ từ 13 đến 16 giờ mỗi ngày

Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? 

Trung bình trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi sẽ có giấc ngủ dài và thường kéo dài vào ban đêm, Vì vậy, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc là hoàn toàn tốt. Mẹ không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ như đánh thức trẻ dậy ăn cháo, bột hay uống sữa. 

Đối với trẻ ngủ xuyên đêm đến sớm, vẫn tăng cân đều đặn và không có biểu hiện gì khác lạ mẹ có thể đợi đến khi trẻ đói sẽ tự thức dậy đòi ăn, không có gì đáng lo ngại. Một số trường hợp trẻ khỏe mạnh vẫn ngủ nhiều hơn thông thường như: 

- Trẻ đang trải qua một mốc tăng trưởng hoặc phát triển nhảy vọt.

- Trẻ bị ốm nhẹ, ví dụ như cảm lạnh.

- Trẻ vừa tiêm chủng.

- Trước đó trẻ không ngủ đủ giấc do nhiễm trùng đường hô hấp khiến trẻ khó thở.

- Kết quả sau một chấn thương ở đầu hoặc sau khi uống thuốc như thuốc kháng histamine.

tre-so-sinh-ngu-nhieu
 
Thi thoảng trẻ ngủ nhiều hơn so với bình thường mà không có lý do đáng lo ngại nào cả

Tuy nhiên, nếu bé ngủ nhiều trong thời gian phục hồi từ một bệnh truyền nhiễm như sởi hay thủy đậu, bé có dấu hiệu nhức đầu, đau cổ thì có thể là triệu chứng cảnh báo viêm não hay viêm màng não cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám sức khỏe.

Ngoài ra, một số trẻ ngủ quá nhiều còn có thể do bị vàng da hoặc ăn không đủ no. Vàng da có 2 loại:

 • Vàng da sinh lý không đáng lo ngại và sẽ tự hết sau vài ngày. 

 • Vàng da bệnh lý: trẻ bị lờ đờ; gặp khó khăn khi bú hoặc trẻ khó chịu và quấy khóc.

tre-ngu-nhieu-co-tot-khong
 
Trẻ ngủ nhiều cũng là một triệu chứng của bệnh vàng da nặng

Theo cảnh báo, thời điểm trẻ ngủ 8 tiếng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da nặng. Hoặc ngủ quá lâu dẫn đến mất nước, nhất là khi ngủ cùng máy lạnh. Mẹ cần phải chắc chắn là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết và cho con ăn ít nhất 4 tiếng/đêm.

Thời gian thích hợp nhất để trẻ ngủ thẳng giấc buổi đêm là sau 2 tuần, khi bé tiếp tục tăng cân và vẫn có khả năng ngủ liền mạch 8 tiếng.

Một số lưu ý để trẻ sơ sinh có giấc ngủ tốt 

- Tập cho bé phân biệt giấc ngủ ngày đêm. 

- Buổi tối bắt đầu cho bé đi ngủ lúc 7- 8 giờ tối.

- Bé thường tỉnh giấc vào giai đoạn ngủ động (REM), không nên dỗ bé ngay, để giúp bé tự tìm cách ngủ lại.

- Đặt bé xuống khi bé chưa ngủ sâu giấc hoàn toàn, khi ru bé được chừng 7- 10 phút. 

- Không tập thói quen cho bú đi ngủ, để bé không bị phụ thuộc. 

khong-nen-cho-tre-so-sinh-bu-khi-di-nguKhông nên tạo thói quen cho trẻ bú khi đi ngủ để trẻ không bị phụ thuộc

- Tạo thói quen nhất quán giữa các ngày ví dụ như trước khi ngủ bạn tắm hay đọc truyện cho bé nghe.

- Không giao tiếp bằng mắt khi ru bé ngủ, đặc biệt là ban đêm vì sẽ khiến bé hứng thú không muốn ngủ.

Chuyện ăn, ngủ của trẻ sơ sinh lúc nào cũng cần mẹ đặt mình trong tâm thế phảo “lo sốt vó” bởi trẻ con, ngày chơi, đêm sốt là bình thường. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không không đáng lo ngại bằng các triệu chứng đi kèm, đúng không mẹ!

Ý kiến của bạn