Thành viên
Đăng nhập

Trẻ mấy tháng mọc răng và cách chăm sóc như thế nào?

29/11/2019, 17:43 PM - Lượt xem: 710
Chia sẻ:
  • Share Zalo

Quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý trong giai đoạn phát triển của bé. Việc này phần nào đánh dấu cột mốc chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm của trẻ nhỏ. Do đó,  phát hiện các dấu hiệu trẻ mọc răng sẽ giúp mẹ chăm sóc răng miệng cho bé tốt hơn. Vậy trẻ mấy tháng mọc răng và cách chăm sóc như thế nào? Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây. 

tre-may-thang-moc-rang
 
Trẻ mấy tháng mọc răng?

Trẻ mấy tháng mọc răng?

Mọc răng là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ nhỏ. Theo đó, từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên và sẽ dần hoàn thiện gồm 20 chiếc răng sữa đến khi 3 tuổi. Cụ thể lịch mọc răng của trẻ nhỏ được bệnh viện Nhi đồng St. Louis (Mỹ) cho biết như sau:

- Từ 5 – 8 tháng tuổi: trẻ mọc 4 răng cửa giữa của hàm trên và dưới. 

- Từ 7 – 10 tháng tuổi: trẻ mọc 4 răng cửa hàm bên. 

- Từ 12 – 16 tháng: trẻ mọc răng hàm đầu tiên.

- Từ 14 – 20 tháng: trẻ mọc 4 răng nanh. 

- Từ 20 – 32 tháng: trẻ mọc 4 răng hàm thứ 2. 

thu-tu-moc-rang-sua-cua-tre
 
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ

Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của mỗi bé mà sẽ có thể mọc răng sớm hơn khi được 4 tháng hoặc trễ hơn vào tháng thứ 9 hoặc 10. Nguyên nhân chính một số trẻ mọc răng trễ là do chế độ dinh dưỡng thiếu canxi. 

Dấu hiệu trẻ mọc răng 

Bên cạnh việc xác định trẻ mấy tháng mọc răng, mẹ có thể dựa trên các dấu hiệu điển hình khi bé bước vào giai đoạn này để có cách chăm sóc phù hợp, cụ thể:

1. Chảy nhiều nước dãi

Trẻ nhỏ giai đoạn từ 3 – 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu tiết ra nhiều nước bọt hơn do sự điều khiển của hệ thống thần kinh. Đến 6 tháng tuổi, lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn, đặc biệt khi mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5 khiến trẻ chảy nhiều nước dải hơn. Lúc này, do khoang miệng của trẻ còn nông, chưa hoàn thiện bộ phận nuốt nước bọt nên sẽ liên tục chảy nước dãi ra ngoài. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi trẻ mọc răng đầy đủ. 

chay-nuoc-mieng
 
Khi mọc răng, bé sẽ chảy dãi nhiều

2. Thường xuyên nhai cắn

Giai đoạn này, mầm răng nhú lên kích thích lợi khiến bé ngứa ngáy, khó chịu muốn gặm nhắm mọi thứ xung quanh. Tốt nhất mẹ nên trang bị cho bé đồ chuyên dụng gặm nướu vừa đảm bảo vệ sinh vừa không làm tổn thương lợi. 

3. Sốt nhẹ

Quá trình mọc răng, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh. Do đó, mẹ nên theo dõi thân nhiệt của trẻ nhỏ đảm bảo an toàn cho con yêu. Nếu Có hiện tượng sốt nhẹ thì hãy thực hiện cách hạ sốt bằng cách chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát, cho bé bú nhiều hơn.

4. Bỏ bú

Mầm răng nhú lên khiến bé đau nhức lợi và khó chịu, dễ dẫn đến bỏ bú hoặc bú kém. Vì vậy, để bé có cảm giác thèm ăn, mẹ nên kéo dài thời gian giữa các cữ bú.

5. Thường xuyên quấy khóc

Bé sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu khi mọc răng nên sẽ quấy khóc, lúc này, mẹ nên dỗ dành, cho bé chơi đồ chơi để bé quên đi cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.

khoc
 
Khi mọc răng trẻ thường có biểu hiện quấy khóc và bỏ bú

6. Nổi mẩn ở cằm và xung quanh

Do nước bọt của trẻ lúc này chảy nhiều, làm cho các vùng da khô xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Khi bé có hiện tượng này, mẹ nên kiểm tra lợi của con xem có phải bé đang mọc răng hay không để có kế hoạch chăm sóc phù hợp. 

7. Bé ho

Nước dãi chảy nhiều là nguyên nhân khiến bé bị ho. Ngoài ho, trẻ còn có các dấu hiệu khác như sốt, khó thở,…

8. Ngủ không ngon giấc

Khi mọc răng, lợi bé bị ngứa ngáy, bứt rứt khiến bé khó ngủ hơn, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, quấy khóc khi ngủ.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng

Sau khi biết được trẻ mấy tháng mọc răng và biết được các biểu hiện điển hình trong giai đoạn này, mẹ nên có kế hoạch sóc răng miệng trẻ nhỏ sao cho phù hợp. Cụ thể:

- Khi trẻ bị sốt đến 38,5 độ và đau nhiều: hãy cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

- Dùng khăn mềm lau sạch nước bọt chảy quanh miệng của trẻ. 

- Làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn: Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng, mát – xa nướu, sau đo cho trẻ uống nước lọc sau khi ăn.  

- Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, không nên cho bé ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra, hãy bổ sung thêm canxi trong khẩu ăn của trẻ mỗi ngày. 

- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường trong chế độ ăn uống của bé.

han-che-cho-be-an-do-ngot
 
Mẹ nên hạn chế cho bé ăn ngọt

- Tránh cho bé đồ chơi có cạnh sắc vì có thể khiến nướu bé bị tổn thương.

- Đối với trẻ lớn, mọc răng nhiều, mẹ có thể hướng dẫn con đánh răng mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa flour và giúp trẻ nhổ hết kem đánh răng ra khi súc miệng.

- Nếu bạn không muốn trẻ cắn vào những đồ vật mất vệ sinh, hãy dùng một chiếc khăn hoặc miếng vải ẩm và lạnh. Khăn lạnh sẽ làm tê nướu, giúp trẻ bớt đau.

- Massage nướu giúp trẻ giảm đau, thư giãn từ đó trẻ bớt quấy khóc hơn.

- Nếu bé đau nhiều nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Hy vọng những thông tin “trẻ mấy tháng mọc răng” trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về quá trình và dấu hiệu bé mọc răng, từ đó có cách chăm sóc khoc học. 

Ý kiến của bạn