Thành viên
Đăng nhập

Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa thì phải làm sao?

05/11/2020, 12:57 PM - Lượt xem: 16533
Chia sẻ:
  • Share Zalo

Việc cho con bú trong thời gian dài, khiến cơ thể người mẹ quen với việc sản xuất sữa đều đặn mỗi ngày. Do đó, nếu cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa, tức ngực rất khó chịu. Mặc dù đây không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng song lại khiến chị em khó chịu và mệt mỏi. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé! 

                       Mách mẹ cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất tại nhà

                       Mách mẹ cách cai sữa cho con hiệu quả nhất nên áp dụng

                      ​​​​​​​ Cùng chuyên gia tìm hiểu bà bầu có nên uống sữa đậu nành không?

                       Uống nhiều sữa tươi không đường tách béo cho bà bầu có tốt không?

cai-sua-cho-be-me-bi-cang-sua

Thời điểm tốt nhất nên cai sữa cho bé là khi nào?

Theo tổ chứ trẻ em Liên hợp quốc UNICEF, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Canada, các mẹ nên cho con bú đến khoảng 2 tuổi. Nhưng sau 24 tháng tuổi trẻ vẫn bú thường xuyên sẽ có nguy cơ bị sâu răng. Do đó, tốt nhất mẹ nên lên kế hoạch bắt đầu cai sữa cho trẻ khi được 1 tuổi. Cho con tập cai sữa sớm sẽ giúp mẹ có nhiều thời gian cho các công việc khác và giúp bé dần làm quen với việc tự lập ăn uống. Quá trình cai sữa đòi hỏi mẹ phải có quyết tâm cao và khéo léo để cai sữa không phải là cuộc chiến bất đắc dĩ giữa mẹ và bé.

thoi-diem-nen-cai-sua-cho-be
 
Mẹ nên lên kế hoạch bắt đầu cai sữa cho trẻ khi được 1 tuổi.

Vì sao khi cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa? 

Tình trạng cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa la do cơ thể phụ nữ không thể đột ngột ngừng sản xuất sữa mà cần có thời gian quen dần. Khi cai sữa cho bé, mẹ còn gặp các hiện tượng khác như: ngứa sưng, đau tức ngực, hai ngực bị căng và khó chịu vì mô tuyến sữa bị phù nề, thậm chí mệt mỏi và sốt cao. 

vi-sai-khi-cai-sua-cho-be-me-bi-cang-sua
 
Phần lớn tình trạng cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa đều do cách cai của chị em quá đột ngột

Lưu ý: 

 • Mức độ căng sữa và sản xuất sữa sẽ giảm dần khi nhu cầu sản xuất ít đi.

 • Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa là tình trạng thường gặp và tự hết sau một thời gian. Mẹ không cần tới bệnh viện vì hiện tượng này sẽ không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và ít bị biến chứng nghiêm trọng.

 • Tình trạng căng đau nơi ngực chỉ kéo dài lâu nhất là vài ngày hoặc 1 tuần, sau đó lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần, giảm gánh nặng cho bầu ngực.

Cách khắc phục tình trạng cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa 

Để hạn chế tình trạng cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa, mẹ nên thực hiện chậm và từ từ để cơ thể và bé có thời gian thích nghi. Để hạn chế tình trạng đau tức ngực, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây. 

  • Dùng một chiếc khăn lạnh hoặc gel lạnh chườm lên bầu ngực trong vài phút. Mỗi ngày thực hiện vài lần sẽ giúp giảm cảm giác đau tức ngực. 
  • Đắp một lớp lá bắp cải lên bầu ngực, sau đó mặc áo lót bên ngoài. Mỗi chiếc lá cso thể dùng từ 24 – 48 tiếng và có thể sử dụng ngay cả khi đi ngủ. 
chuom-la-bap-cai
 
Chườm lạnh hoặc sử dụng lá bắp cải có thể giúp cải thiện tình trạng căng sữa
  • Ưu tiên ăn các món có chứa lá lốt, măng tươi, lá dâu sẽ giúp làm tiêu sữa và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng đầy đủ. 
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư gian mỗi tối bằng bất kỳ những gì bạn cảm thấy thích. 
  • Trò chuyện, tâm sự với ai đó sẽ giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao tinh thần. 
  • Áp dụng một số cách làm tiêu sữa.

Một số cách làm tiêu sữa có thể áp dụng như:

 • Massge ngực tiêu sữa: 2 bầu vú nổi cục là dấu hiệu của tuyến sữa bị tắc nên có thể dụng tay để massage ngực để làm tan sự tắc nghẽn. 

 • Vắt hay hút sữa: có thể dùng tay hay máy để vắt bớt sữa, nhưng không được hút cạn sữa vì sẽ khiến cơ thể sản xuất sữa. 

 • Dùng thuốc tiêu sữa: các loại thuốc làm tiêu sữa có tác dụng làm thay đổi hormone cơ thể người phụ nữ để làm giảm tiết sữa. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. 

  • Trường hợp quá đau tức ngực, có thể sử dụng các loại thuộc giảm đau như: paracetamol.
  • Hạn chế chườm nóng bầu ngực vì có thể kích thích tiết ra nhiều sữa. 
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng vú, không mặc những chiếc áo lót bó chặt 
la-lot-giup-tri-cang-sua
 
Ăn thực phẩm lá lốt sẽ giúp tiêu sữa cho mẹ hiệu quả

Lưu ý: Không xem nhẹ hay che giấu các dấu hiệu bất thường như: bầu ngực sưng đỏ, có mùi hôi lạ, đau ngực quá mức, sốt,… Khi có các biểu hiện trên hay đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. 

Hy vọng rằng, với những thông tin trên, các bạn đã hiểu được lý do vì sao cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa và biết được những cách đơn giản để giảm bớt đau nhức khi cai sữa cho con.

Chúc mẹ và em bé luôn khỏe mạnh nhé!

Ý kiến của bạn